Thematic

Bộ xây dựng giải đáp một số quy định trong quy chuẩn QCVN 06:2021/BXD

monamedia
22/06/2023

Ngày 13.04.2022 vừa qua, Bộ Xây dựng đã có công văn chính thức giải đáp một số thắc mắc liên quan đến một số quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2021/BXD.

Bộ Xây dựng đã nhận các công văn số 297/PCCC&CNCH-P7 ngày 11/2/2022; 2493/PCCC&CNCH-P7 ngày 05/10/2021; 3022/PCCC&CNCH-P7 ngày 19/11/2021; 3310/PCCC&CNCH P7 ngày 09/12/2021; 2612/PCCC&CNCH ngày 18/10/2021 của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ liên quan đến một số quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2021/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình. Sau khi nghiên cứu Bộ Xây dựng trả lời như sau:

1. Ý kiến đối với công văn số 2493/PCCC&CNCH-P7: về việc xác định giới hạn chịu lửa của mẫu kết cấu được bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu chống cháy như sau:

a) Trong trường hợp các cấu kiện được phân nhóm dựa theo tiêu chí: (1) hình dạng tiết diện của kết cấu; (2) loại kết cấu; (3) chiều dày lớp bảo vệ; (4) giới hạn chịu lửa yêu cầu; (5) nhiệt độ tới hạn của kết cấu theo yêu cầu của thiết kế thì: việc lựa chọn mẫu thí nghiệm sẽ do đơn vị thiết kế quyết định dựa theo các yêu cầu cụ thể liên quan đến cấu kiện được sử dụng trong công trình, chỉ số Hp/A chỉ là một yếu tố phản ánh tốc độ gia tăng nhiệt độ khi cấu kiện tiếp xúc với lửa. Phạm vi áp dụng của mẫu đã được thử nghiệm được nêu cụ thể trong chú thích 3, mục 2.3 của QCVN 06:2021/BXD.

b) Trong thực tế triển khai sẽ có nhiều trường hợp khác nhau khi phân loại như: cấu kiện chịu lực có các mức nhiệt độ tới hạn khác nhau, chiều dày các lớp bọc bảo vệ khác nhau, nhiều loại bọc bảo vệ trong cùng một dự án hoặc trong trường hợp không dễ để quy về số lượng các nhóm như phân loại ở trên thì cần căn cứ trên hồ sơ thiết kế, đơn vị thiết kế và chủ đầu tư sẽ đề xuất mẫu cấu kiện thử nghiệm. Kết quả từ thử nghiệm làm căn cứ để đánh giá cho các cấu kiện khác tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế chịu lửa áp dụng.

c) Trong mọi trường hợp, cần có thiết kế chịu lửa đảm bảo giới hạn chịu lửa cho kết cấu theo các yêu cầu tối thiểu của QCVN 06:2021/BXD căn cứ vào tập hợp số liệu phục vụ thiết kế được xây dựng theo các quy trình của tiêu chuẩn.

2. Ý kiến đối với công văn số 2612/PCCC&CNCH-P7: về áp dụng giải pháp chống cháy điển hình nêu tại Phụ lục F của QCVN 06:2021/BXD, được hiểu như sau:

a) Về yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với các loại vật liệu hoặc giải pháp điển hình để bọc, ốp bảo vệ chịu lửa cho kết cấu thép hoặc làm các bộ phận ngăn cách được nêu tại Phụ lục F1, F2, F3, F8, F9, F10, F11: phải được nhà sản xuất, hoặc nhà thầu cung cấp giải pháp hoặc vật liệu công bố dưới hình thức các bản vẽ thiết kế hoặc chỉ dẫn kỹ thuật chi tiết và bảo đảm phù hợp với những tính chất cơ, lý, hóa của vật liệu hoặc sản phẩm riêng của mình, đồng thời phải có minh chứng về tính năng làm việc chịu lửa phù hợp với mục đích áp dụng.

b) Việc đánh giá khả năng bảo vệ, chịu lửa của các hệ vật liệu cũng như công nhận và chứng nhận các kết quả thử nghiệm cần thực hiện theo các tiêu chuẩn thử nghiệm được phép áp dụng, cũng như quy trình chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Ý kiến đối với công văn số 3310/PCCC&CNCH-P7:

Giải đáp yêu cầu tại mục 11.2.3-TCVN 9383:2012: “Phải đánh giá mẫu thử nghiệm theo tiêu chí về nhiệt độ gia tăng lớn nhất quy định trong TCVN 9311:2012 (180 K), ngoại trừ trường hợp giới hạn về sự gia tăng nhiệt độ của khung cửa cho phép lên đến 360oK”, điều này được hiểu như sau:

Khi đánh giá tính cách nhiệt của cụm cửa ngăn cháy, mức gia tăng nhiệt độ lớn nhất trên các bộ phận mẫu thử là 180°C, riêng với phần khung cửa thì giới hạn về sự gia tăng nhiệt độ lớn nhất cho phép lên đến 360°C. (Lưu ý: K là ký hiệu về nhiệt độ gia tăng, không phải là độ K).

4. Nội dung tại các công văn số 3022/PCCC&CNCH-P7, 297/PCCC&CNCH-P7 đã nêu lại các yêu cầu trong các công văn số 2493/PCCC&CNCH-P7, 2612/PCCC&CNCH-P7, 3310/PCCC&CNCH-P7 đã được giải đáp tại các mục 1, 2, 3 nêu trên.

Trên công văn là trả lời của Bộ Xây dựng gửi Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ về một số vấn đề liên quan đến các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2021/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình.

Hình chụp công văn của Bộ Xây Dựng gửi cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Giải pháp bọc bảo vệ kết cấu cột, dầm đạt chuẩn

Nhằm đáp ứng các quy định về PCCC, nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn đang tìm kiếm các giải pháp bọc bảo vệ kết cấu thép phù hợp cho công trình. Thử nghiệm qua nhiều giải pháp vẫn không đạt được kết quả như mong muốn hoặc lựa chọn những giải pháp phù hợp trước mắt, thời gian sử dụng ngắn không có lợi về lâu dài, gây tổn thất về nguồn lực, thời gian và ngân sách.

Ngày 31.10.2021, KH Shield đã thử nghiệm thành công “hiệu quả ngăn cháy lên đến 120 phút” của giải pháp bọc bảo vệ kết cấu thép bằng tấm cách nhiệt KHS.HF.M tại IBST. Đây cũng là một trong những giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng không chỉ bởi sự đáp ứng các tiêu chuẩn PCCC mà còn là giải pháp “tuổi thọ cao”, tiết kiệm được chi phí dài lâu giúp cho công trình bền vững theo thời gian.

Khám phá ngay: Giải pháp bọc bảo vệ kết cấu thép ngăn cháy lên đến 120 phút

Công ty Cổ phần KH Shield là đơn vị cung cấp vật liệu ngăn cháy, cách nhiệt đã được nhiều đối tác tín nhiệm và hợp tác. Bởi chúng tôi luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm, mang đến những giải pháp ngăn cháy, cách nhiệt tối ưu, đảm bảo ứng dụng với các cấu kiện, kết cấu tạo nên hệ giải pháp đạt chuẩn. Vì vậy, nếu anh chị cần tư vấn rõ hơn về các giải pháp PCCC chuyên sâu hoặc các vấn đề liên quan đến test thử nghiệm, đừng ngần ngại liên hệ với KH Shield qua hotline 0909.668.666 hoặc email info@khshield.com.

 

Register for consultation

Consultation on fire and explosion prevention solutions